7 lợi ích bất ngờ từ trái Kiwi đối với sức khỏe

7 lợi ích bất ngờ từ trái Kiwi đối với sức khỏe

06/01/2020 17:01
Kiwi là một trong những loại trái cây được rất nhiều bạn nhỏ ưa thích, bởi vị ngọt nhẹ, chua chua tự nhiên và cực kỳ dễ ăn. Theo nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng kiwi là loại quả giàu chất dinh dưỡng như một biểu tượng “siêu trái cây” dành cho trẻ nhỏ.

Kiwi có 2 màu phổ biến la màu xanh và vàng, cả 2 loại này đều chứa hàm lượng chất dinh dưỡng như nhau. Hạt kiwi có hạt rất nhỏ vì vậy các bé yêu có thể dễ dàng ăn mà không sợ bị hóc với hạt. Bố mẹ cùng Ăn dặm 3in1 tìm hiểu kĩ hơn về lợi ích của loại quả này nhé!

Lợi ích của kiwi

Giá trị dinh dưỡng của quả kiwi đối với trẻ nhỏ

1, Giàu vitamin C và E

Trong quả Kiwi chứa hàm lượng lớn lớn Vitamin C. Thông thường trong 100g kiwi chứa khoảng 92,7 – 105,4mg vitamin C, trong khi đó cam – loại quả luôn được xem là giảu vitamin C chỉ chứa khoảng 53,2 mg trong 100g.

Vitamin C giúp hình thành các mô, xương và các tết bào máu, giúp lành vết thương, tăng cường hệ miễn dịch, và giúp nướu trẻ khỏe mạnh. Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng giúp cơ thể hấp thu sắt từ các nguồn thực phẩm khác.

Ngoài vitamin C, kiwi còn chưa một dạng hiếm của vitamin tan trong dầu là vitamin E. Đây là một hoạt chất chống oxy hóa vô cùng mạnh, rất có lợi cho sức khỏe đặc biệt giúp bé tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên.

Hoạt động chống oxy hóa giúp làm giảm các nguy cơ tấn công của các gốc tự do trong cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể đối với các loại vi khuẩn, virus, nấm, kí sinh trùng, giúp tăng cường sức khỏe cho bé trong thời gian dài.

2, Giàu Vitamin K – giúp xương bé chắc khỏe

Trong 100g kiwi có chứa tới 0,4mg vitmain K, đây là một dưỡng chất quan trọng giúp xương bé trở nên chắc khỏe. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ quá trình hình thành xương và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hấp thụ canxi của xương.

3, Hỗ trợ hệ hô hấp của trẻ

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ em chỉ cần ăn 5-7 khẩu phần ăn kiwi hoặc các loại trái cây họ cam một tuân sẽ có tỷ lệ mắc hen suyễn thấp hơn 44% so với các trẻ tem chỉ ăn thực phẩm cùng loại chỉ 1 lần trong tuần.

Ngoài ra kết quả nghiên cứu còn cho thấy các chứng ho liên hồi sẽ giảm tới 27%, chứng khó thở giảm 32%, hiện tượng chảy nước mũi giảm 28%, chứng thở khò khè kéo dài giảm 41% và chứng ho kinh niên giảm tới 25% vì trong kiwi có chứa lượng Vitamin C rất cao.

4, Giàu axit folic – ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh cho trẻ ngay từ trong bụng mẹ

Kiwi là loại trái cây có hàm lượng axit folic cao, cao gấp 10 lần so với trái táo, khoảng 5 lần so với nho và lê.

Đây là loại dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh của bé, giúp giảm các nguy cơ bị dị tật bẩm sinh có liên quan đến não và tủy sống. Ngoài ra, axit folic cũng giúp mẹ ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu, sinh non và giảm nguy cơ mắc phải các tai biến trong thai kỳ. Chất này cũng rất cần thiết trong việc nhân đôi ADN và giúp tránh đột biến ADN (vốn là một yếu tố gây ung thư). Vì vậy, loại quả này không những cần thiết trong các bữa ăn dặm của các bạn bé, mà còn rất nên xuất hiện trong thực đơn của mẹ ngay từ khi mang bầu đấy nhé.

5, Giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.

Kiwi có hàm lượng chất xơ khá cao, trong đó đặc biệt phải kể đến enzym tiêu hóa tự nhiên, rất tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ trong thời kỳ ăn dặm. Chất xơ trong trái kiwi còn hỗ trợ trao đổi chất và hấp thu ở trẻ, năng cao khả năng giữ nước, giúp cơ thể dễ tiêu hóa, loại trừ các độc tố ra khỏi ruột già. Ngoài ra, chất xơ còn ngăn ngừa bệnh táo bón và các bệnh về đường tiêu hóa khác.

6, Tốt cho mắt của trẻ

Trái kiwi chứa một chất tên gọi là lutein, đây là một dưỡng chất giúp ngăn ngừa tình trạng mù lòa, giúp cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho mắt, duy trì một đôi mắt sáng khỏe. Bên cạnh lutein, lượng vitamin A và carotenoid dồi dào trong kiwi cũng góp phần tăng cường và bảo vệ thị lực cho bé.

7, Bảo vệ sức khỏe tim mạch của trẻ nhỏ

Các khoáng tố vi lượng như Kali, Magie, đồng… có trong kiwi đều có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch của trẻ nhỏ.

Lượng kali có trong kiwi tương đương với chuối (là 1 trong 10 loại quả giàu kali nhất), có tác dụng tuyệt vời trong việc điều hòa huyết áp, tốt cho tim mạch và khi trẻ trưởng thành, có khả năng giảm nguy cơ sỏi thận và loãng xương.

Bên cạnh đó, chất điện phân có trong kiwi cũng giữ một vai trò rất quan trọng trong các tế bào để giữ các chất lỏng và chất điện phân trong cơ thể luôn cân bằng, giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp.

Những lưu ý khi cho bé ăn quả kiwi

1. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều kiwi

Các enzym dạng nhớt trong kiwi có thể kích thích tiêu hóa quá mức dẫn đến hiện tượng phân nhầy, nặng hơn là tiêu chảy. Vì vậy, bố mẹ tốt nhất không nên cho trẻ ăn quá nhiều. Ví dụ: với các bạn nhỏ từ 1 - 3 tuổi, bố mẹ có thể cho các bạn ý ăn từ ¼ - ½ quả kiwi mỗi ngày, với các bạn lớn hơn, có thể ăn 1 quả/ngày. Tuy nhiên, chúng mình lưu ý là kiwi không thể thay thế các loại hoa quả hay thực phẩm khác, nên bố mẹ cần dựa trên nhu cầu thực tế cũng như sở thích của bé để xây dựng một thực đơn kết hợp phong phú, đa dạng các loại thực phẩm khác nhau nhé.

2. Không nên ăn lúc đói 

Vì quả kiwi có tính axit nên bố mẹ tuyệt đối không nên để bé ăn lúc đói vì điều này có thể dẫn đến các bệnh về hệ tiêu hóa – dạ dày. Với các bạn nhỏ mới bắt đầu làm quen với ăn dặm, lượng axit dồi dào trong kiwi cũng có thể chưa được hệ tiêu hóa non nớt xử lý tốt. Để chắc chắn, bố mẹ có thể cho bé ăn kiwi bắt đầu từ tháng 8, hoặc từ 1 tuổi trở lên với một lượng vừa phải trong thực đơn mỗi tuần, sau khi bé đã quen với nhiều loại thực phẩm khác rồi nhé.

3. Kiểm tra tiền sử dị ứng

Đối với trẻ đã có tiền sử dị ứng với một số thực phẩm như đu đủ, hạt vừng (mè), dứa thì mẹ nên cẩn thận khi cho bé ăn kiwi. Actinidin trong kiwi cũng được coi là nguyên nhân gây ra dị ứng ở một số trường hợp. Vì vậy, tốt nhất bố mẹ nên cho bé ăn từ muỗng nhỏ để làm quen và quan sát cơ địa của bé có thích hợp hay không.

4. Các lựa chọn và mua kiwi:

Khi chọn mua kiwi, mẹ hãy giữ chúng giữa ngón cái và ngón trỏ, nhẹ nhàng bóp thấy vừa tay là được, tránh những trái quá mềm, vỏ héo, thâm hoặc nhũn. Quả kiwi nếu chưa chín lắm thì chưa đủ hương vị ngọt ngào, mẹ cần để trong một vài ngày nữa cho quả chín dần (chỉ để trong phòng, tránh xa ánh nắng)

Để kiwi chín nhanh hơn, mẹ có thể đặt chung với táo, chuối hoặc lê trong một bao giấy. Sau khi quả chín mềm và ngửi thấy mùi thơm thì lấy riêng ra bảo quản trong tủ lạnh. Thời gian bảo quản có thể đến chín ngày vẫn không mất giá trị dinh dưỡng (theo nghiên cứu của đại học Innsbruck, Áo)

5. Cân nhắc việc ăn vỏ kiwi

Nhiều thông tin cho rằng lớp vỏ quả kiwi chứa nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ nên cân nhắc có nên cho bé ăn hay không vì lớp vỏ này khá thô và dai, lại có lông bao phủ, dễ khiến bé dặm, ngứa, hóc, nghẹn

7. Có thể ăn được cả hạt

Mẹ không cần phải loại bỏ hạt kiwi khi cho bé ăn vì các hạt này rất nhỏ và không thể tạo ra mối nguy hiểm gây nghẹt thở cho bé.

Một số món ăn đơn giản được chế biến từ Kiwi

1, Ăn trực tiếp

Bạn gọt vỏ rồi cắt thành từng miếng vừa phải để bé có thể tự cầm tay hoặc dùng nĩa ăn được. Với các bạn đã biết dùng thìa thì bạn chỉ cần gọt vỏ rồi cắt quả làm đôi là các bạn nhỏ tự ăn được rồi.

lợi ích của kiwi

2, Sinh tố kiwi

Để làm sinh tố kiwi bạn nên kết hợp cùng một số loại quả khác như: chuối, dâu tây, nho,… để tăng hương vị cho sinh tố.

Lợi ích của kiwi

Nguyên liệu:

  • Kiwi

  • Táo

  • Chuối

Cách làm: Bạn bóc vỏ và cắt nhỏ chuối táo, kiwi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Như vậy là đã có một sinh tố ngon lành cho bé ăn dặm.

3, Sữa chua kiwi

Sữa chua là món ăn giàu dinh dưỡng và được rất nhiều bạn ưa thích, khi kết hợp sữa chua cùng kiwi chắc chắn là món ăn hấp dẫn cho các bé.

Nguyên liệu:

  • Kiwi

  • Sữa chua

  • Cam

  • Táo

Cách làm:

  • Bạn rửa sạch, gọt vỏ các loại quả và cắt thành miếng vừa ăn. Với những loại quả có hạt không ăn được thì chúng mình bỏ hạt đi.

  • Cho các loại quả vào hũ, đổ sữa chua vào và xin mời các bạn nhỏ thưởng thức thôi nào.

Trên đây là toàn bộ kiến thức mà Ăn dặm 3in1 tổng hợp về trái kiwi, bạn có thể xem thêm các bài viết khác về giá trị dinh dưỡng của các thực phẩm khác tại ĐÂY.

Tin liên quan

Thong ke

Video