Bánh trung thu cho bé không cần lò nướng

Cách làm bánh trung thu cho bé không cần lò nướng

19/09/2020 10:09
Hướng dẫn bạn cách làm bánh trung thu cho gia đình cực kỳ thơm ngon mà không cần dùng tới lò nướng, bạn có thể thỏa sức tạo hình, màu sắc cho bánh khác nhau mà vẫn giữ nguyên hương vị của món bánh trung thu.

bánh trung thu khoai lang tím

Một mùa Trung Thu sắp tới, đâu đâu cũng rộn ràng nhà nhà người người đi mua những chiếc đèn lồng xinh xinh, những chiếc bánh Trung Thu để vừa làm quà, vừa mua về gia đình cùng thưởng thức.

Thực tế là có rất nhiều hãng bánh, loại bánh trung thu khác nhau được bán trên thị trường, nhưng để tìm một loại bánh phù hợp với trẻ ăn dặm thì rất khó. Vậy nếu muốn cho bé tập ăn dặm với bánh trung thu mẹ cần phải tự tay vào bếp chuẩn bị.

Cũng không hề khó khi tự tay làm bánh trung thu ở nhà bởi dụng cụ và nguyên liệu đểu dễ mua, đặc biệt lại không cần tới lò nướng.  Ăn dặm 3in1 xin giới thiệu tới các mẹ công thức làm bánh trung thu cho bé không cần lò nướng với những nguyên liệu dễ mua và phù hợp để bé tập ăn dặm.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Phần nước đường:

  • Nước lọc: 300ml

  • Đường thốt nốt: 300g

Phần vỏ bánh:

  • Khoai lang tím: 500g

  • Nước đường thốt nốt: 30g

Nhân táo:

  • Táo đỏ: 2 quả

  • Nước đường thốt nốt: 15g

  • Bột quế: 2g

Nhân đậu xanh

  • Đậu xanh tách vỏ: 150g

  • Nước đường thốt nốt: 30g

  • Nước bột bắp: 3 thìa

Cách làm:

Ăn dặm 3in1 đã có video cách làm bánh trung thu bé không dùng lò nướng ở đây, bạn xem video trước sau đó đọc hướng dẫn phía dưới nhé!

Hướng dẫn chi tiết cách làm bánh trung thu cho bé không cần lò nướng.

Bước 1: Làm nước đường cho bánh:

  • Cho 300ml nước lọc vào nồi, đun sôi, sau đó cho tiếp 200g đường thốt nốt vào nồi, bạn đun với lửa  nhỏ để đường tan dần và cô đặc lại.

  • Để biết khi nào đường cô đặc lại và tắt bếp, bạn thử bằng cách lấy một chút đường nhỏ vào bát nước lọc, nếu đường đặc lại ngay thành dây là được.

  • Một điều quan trọng trong bước này nữa là trong quá trình đun, hạn chế đảo sẽ bị lại đường và nước đường bị bọt khi thực hiện làm vỏ hay nhân bánh khiến bánh bị ướt.

Lưu ý: Ở đây Ăn dặm 3in1 hướng dẫn sử dụng bằng đường thốt nốt, vì đường có vị ngọt dịu, hương vị sẽ phù hợp với trẻ nhỏ.

đăng ký khóa học thực hành đầu bếp của con

Bước 2: Làm vỏ bánh

  • Thay vì dùng bột mì hay bột nếp, Ăn dặm 3in1 sử dụng khoai lang tím để phù hợp hơn với hệ tiêu hóa của trẻ.

  • Khoai lang tím gọt vỏ, thái miếng đem hấp chín, rồi tán nhuyễn và lọc lại qua rây cho thật mịn.

  • Sau đó bạn thêm 30g nước đường thốt nốt vào trộn đều với khoai lang (có thể điều chỉnh độ ngọt, nhạt tùy ý).  Cho khoai lang lên chảo đảo đều để vỏ mịn và dai hơn, sau đó tắt bếp và để nguội.

Bước 3: Phần nhân táo

  • Táo đem gọt vỏ thái hạt lựu, đem ngâm cùng với nước muối loãng để không bị thâm. Cho táo vào nồi nhỏ, đảo đều cho táo nóng rồi thêm 15g đường thốt nốt, bạn dùng phới dẹt đảo đều cho tới khi được hỗn hợp đường táo sệt lại.

  • Để tạo mùi thơm cho phần nhân táo, Ăn dặm 3in1 sử dụng thêm 2g bột quế, trộn đều cùng hỗn hợp đường táo rồi bỏ ra ngoài cho nguội.

Bước 4: Phần nhân đậu xanh

Sử dụng 150g đậu xanh đã tách vỏ ngâm với nước ấm trong 30-45 phút, sau khi ngâm xong bạn có thể đãi qua 1 lượt cho đậu sạch hoặc dùng rây loại bỏ phần nước ngâm đi.

Sau đó cho đậu vào nồi đun với 400ml nước cho đậu thật mềm. Khi đậu chín bạn dùng cối xay đứng xay nhuyễn mịn, rồi lọc cho rây cho thật mịn. Nếu ở nhà bạn không có máy xay bạn có thể dùng phới dẹt đánh đều làm sao cho đậu xanh được nhỏ đều.

Cho 30g nước đường thốt nốt, 3 thìa bột bắp, 15g dầu ăn và đậu xanh vào nồi, sên cho tới khi được hỗn hợp sánh mịn. Thông thường thời gian sên ít nhất khoảng 30 phút, bạn cứ từ từ để bếp lửa nhỏ và đảo đều tay (đây là công đoạn cực nhất khi làm bánh trung thu).

Khi nhân đậu xanh đã được, bạn cho phần nhân táo ở trên vào đảo đều để được 1 khối mịn dẻo. Bỏ nhân ra ngoài, có thể để ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút để dễ tạo hình hơn.

Bước 5: Định hình cho bé

Bạn vo vỏ bánh và nhân bánh thành từng viên. Đối với khuôn 50g thì vỏ 35g và nhân 15g, các khuôn khác thì cách tính là trọng lượng vỏ bằng khoảng 2/3 và trọng lượng nhân là 1/3. Có thể tùy chỉnh nhiều hay ít nhân phù hợp với sở thích.

Dùng tay ấn dẹt viên vỏ sau đó cho nhân vào bọc kín. Cho phần bánh đã vo vào khuôn bánh, ấn mạnh để tạo hình. Sau đó nhẹ nhàng đẩy bánh ra ngoài.

Lưu ý:

  • Bánh thích hợp với trẻ đã có khả năng ăn thô tốt, trẻ từ 8 tháng tuổi.

  • Có thể thay thế đường thốt nốt bằng quả chà là để tạo ngọt hoặc không sử dụng đường.

Để học thêm nhiều món ngon chế biến ăn dặm cho con, đặc biệt tự thực hành tại lớp, bạn hãy tham khảo lớp học “Đầu bếp của con” cùng bác Hoàng Cường tại ĐÂY nhé!

1 LẦN HỌC - CON ĐƯỢC ĂN NGON TRỌN ĐỜI

đăng ký khóa học thực hành đầu bếp của con

 

Tin liên quan

Thong ke

Video