Danh sách các loại thực phẩm bổ sung cho bé trong giai đoạn phát triển kĩ năng
Chế biến: hấp, luộc, nướng, xào, rán, xốt
Cách thái: Thái rau thành hình vuông, chữ nhật hoặc bầu dục
Kích thước: nhỏ dần. Ban đầu có thể to bằng bao diêm rồi nhỏ dần tới khi bằng hạt đậu Hà Lan
Cà chua bi, củ cải đỏ: Bỏ vỏ, cắt đôi. Khi bé bốc nhón thành thạo thì có thể không cần bỏ vỏ nữa. Sau khi bé nuốt tốt, cho ăn nguyên quả, củ
Hành tây , nấm: Ban đầu để miếng to bằng bao diêm sau đó có thể thái nhỏ dần bằng hạt lựu tùy theo sự thành thạo của bé
Lưu ý:
Nếu thấy bé cầm thanh thức ăn khó khăn , hãy điều chỉnh lại cách thái, cắt cho phù hợp
Không nêm muối, đường cho bé.
Chế biến: hấp, luộc, nướng, xào, rán, xốt
Cách thái:
Kích cỡ có thẻ nhỏ dần tùy theo độ thành thạo của bé. Đến giai đoạn tập thìa là bé có thể bốc và nuốt được những thực phẩm nhỏ cỡ đậu Hà Lan rồi.
Cách cắt này cũng phù hợp khi mẹ muốn cho bé tập dùng dĩa (nĩa).
Bắp cải và cải thảo : Ban đầu chỉ ăn phần cuống , sau 11 tháng mới cho bé thử ăn phần lá
Ngô nếp: cho bé ăn cả bắp hoặc 1/3 bắp
Mướp: bỏ hạt
Rau lá: Ban đầu chỉ ăn phần cuống, sau 11 tháng mới cho bé ăn thử phần lá
Củ dền: Trong củ dền chứa nitrate, trẻ dưới 1 tuổi ăn vào có nguy cơ bị ngộ độc nitrate
Các loại rau gia vị: có thể cho bé ăn khi bé đã nuốt và xử lý thức ăn thật tốt
Đậu hà lan : Khi bé nuốt thật tốt mới cho ăn . Bạn cũng có thể xay thành súp cho bé tập chấm hoặc tập xúc
Danh sách trái cây cho giai đoạn phát triển kĩ năng
Chế biến: Ăn trực tiếp, làm kem, sinh tố để tập xúc thìa
Lưu ý:
Không cho đường vào sinh tố cho bé (Có thể dùng quả chà là tăng vị ngọt của sinh tố)
Rửa thật sạch trái cây trước khi cho bé ăn
Các loại nho , dâu tây, các loại mận, táo :
Gọt vỏ, bỏ hạt cắt thành từng miếng nhỏ hình dẻ quạt hoặc hình vuông / chữ nhật .
Khi bé đã nuốt rất tốt, có thể cho bé ăn cả quả mà không cần than thiệt gì nhưng vẫn cần cha mẹ giám sát.
Nhãn , vải , cherry, chôm chôm :
Gọt vỏ, tách hạt ra và cho bé ăn phần cùi
Khi bé đã nuốt rất tốt, có thể cho bé ăn cả quả mà không cần can thiệt gì , kể cả việc bé tự nhằn hạt. Nhưng vẫn cần sự giám sát của người lớn.
Thanh long, bưởi : Tách đôi hoặc tách ba múi bưởi khi cho bé ăn
Kiwi, Quýt và cam: Bỏ hạt khi bé đã nuốt rất tốt thì để bé tự nhằn hạt dưới sự giám sát của người lớn
Hồng xiêm, mít, măng cụt, na: Để nguyên hạt cho bé tập nhằn hạt hoặc bỏ hạt tùy ý! Nếu tập cho bé nhằn hạt cần ở cạnh theo dõi sát sao
Chế biến: Xào – nướng – nấu cháo, súp tùy loại ngũ cốc
Cách chế biến :
Để nguyên
Với các loại xôi, cơm nếp hoặc bánh nắm hoặc tạo hình phù hợp với kỹ năng của bé
Lưu ý: Không nêm muối, mắm , đường cho bé
Bún sợi – xôi, cơm nếp – miến – mỳ các loại – bánh các loại – bánh ăn dặm
Cơm nắm cho giai đoạn bốc nhón
1. Chuẩn bị
Cơm hoặc xôi nóng
Dầu ăn
Ruốc thịt các loại hoặc rong biển sấy vụn ( không bắt buộc )
Găng tay nilon
2. Cách làm
Bạn chọn gạo dẻo để nấu cơm thì khi nắm sẽ dễ hơn, cơm cũng tơi và khô hơn
Nắm cơm / xôi khi cơm / xôi còn nóng ấm, không nên nắm lúc vừa mới nấu xong dễ bị bỏng tay, không nên lúc nguội vì cơm rất khó nắm dễ bị rời ra
Sử dụng găng tay nilon hoặc rửa tay thật sạch với xà phòng, lau khô tay để nắm cơm cho bé. Hãy phết một lớp dầu ăn mỏng lên lòng bàn tay (dù có hay không dùng găng tay nilon)
Cho cơm vào lòng bàn tay, nắm thật chặt sau đó nặn thành hình thích hợp , lăn qua lăn lại trên tay nhiều lần để viên cơm được nén chặt ( hãy hình dung cách bạn nặn đất nặn để nắm cơm ). Bạn có thể sáng tạo rất nhiều hình dạng của viên cơm như hình tròn, hình vuông , hình tam giác để làm phong phú bữa ăn cho bé.
Hoặc bạn cũng có thể sử dụng khuôn cơm để tạo ra nhiều hình thù ngộ nghĩnh khác
Để bé dễ dàng cầm nắm viên cơm hoặc xôi mà không bị dính , ngoài việc phết dầu ăn khi nắm cơm, bạn cũng có thể lăn viên cơm qua các loại ruốc hoặc rong biển sấy vụn
Bạn cũng có thể lăn viên cơm qua các loại ruốc hoặc rong biển sấy vụn . Bạn cũng có thể làm cho bé món cơm cuộn kiểu hàn quốc với nhân rau và thịt ở bên trong, sau đó đến cơm và cuối cùng là một lớp rong biển cuộn ở ngoài cùng
Yến mạch: có thể nấu cùng sữa , nước dùng, cùng các thực phẩm khác để tạo thành cháo, súp, làm bánh để tập dùng nĩa, xúc thìa
Ngũ cốc: Có thể cho bé ăn trực tiếp hoặc trộn với sữa, sữa chua để tập xúc thìa
Món ăn cho giai đoạn tập thìa
Giai đoạn tập thìa chú trọng vào các món khô hoặc sệt như cơm rang, cháo, súp, bún – mì – miến cắt thật nhỏ