Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại nhà cho bé yêu

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại nhà cho bé yêu

15/11/2019 17:11
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng gây ra do ăn phải thức ăn nhiễm độc. Tình trạng này không chỉ gây nguy hại cho cơ thể, nhiều trường hợp xấu có thể dẫn tới tử vong.

Cùng FamiCook tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm tại nhà cho bé yêu.

Tại sao chúng ta cần lo lắng về ngộ độc thực phẩm ở trẻ nhỏ?

Ngộ độc dẫn tới tình trạng cơ thể bị những cơn chuột rút liên tục, rồi nôn mửa, tiêu chảy, điều này thực sự đáng lo ngại với người lớn, nếu xảy ra với có thể trẻ nhỏ thì càng khiến nguy hiểm hơn bởi vì cơ thể trẻ và hệ miễn dịch còn rất yếu ớt.

Hơn nữa, thông thường ngộ độc thực phẩm thường không phát bệnh ngay, chúng sẽ sinh sôi nhanh chóng trong cơ thể người (số lượng vi khuẩn có hại nhân đôi sau 20 phút ở nhiệt độ phòng) khi đủ số lượng mới phát bệnh, chỉ cần chúng nhân lên vài nghìn lần là có thể hạ gục người trưởng thành.

Trẻ em với hệ miễn dịch non nớt nếu vướng phải ngộ độc thực phẩm, cơ thể trẻ sẽ yếu đi rất nhiều, hệ miễn dịch tự nhiên lúc này còn ít khi điều trị ngộ độc rất dễ bị biến mất, từ đây cơ thể trẻ càng dễ mắc các bệnh thông thường. 

Ngộ độc thực phẩm

Vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm ở đâu?

Hầu hết bạn không thể nhìn hay ngửi thấy vi khuẩn gây bệnh, bởi vì xung quanh chúng ta có hàng triệu vi khuẩn. Một số vi khuẩn gây hại tới thực phẩm được phát hiện như  E.Coli và Salmonella đây cũng là vi khuẩn đe dọa lớn với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ.

Những vi khuẩn gây bệnh này thường sống ở thịt sống, thịt gia cầm – chúng đặc biệt phát triển trong các thực phẩm giàu đạm, thực phẩm này tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh do bảo quản không đúng cách, hoặc tay bạn chưa rửa sạch khi sơ chế thực phẩm.

Khi xâm nhập vào thực phẩm những vi khuẩn này tiến hành phát triển và gây hỏng thực phẩm, chúng sẽ phát triển mạnh ở nhiệt độ thích hợp và thức ăn không quá mặn hay có tính axit mặn. Bởi vậy chúng ta thường hay thấy nếu rang, nấu thức ăn càng mặn thì càng lâu hỏng vì lí này.

Việc nấu nướng thức ăn có diệt được vi khuẩn không?

Theo các tài liệu, việc nấu chế biến thức ăn đạt 71 độ C sẽ tiêu diệt được hầu hết các vi khuẩn. Nhưng nếu để thực phẩm ở nhiệt độ phòng trong khoảng 2h thì vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng tới mức nguy hiểm và hình thành độc tố không thể tiêu diệt được bằng cách nấu nướng.

Thậm chí đối với thực phẩm đã nấu chín vẫn có thể bị hỏng do để ở nhiệt độ phòng quá lâu. Đối với thức ăn bạn chưa sử dụng, hoặc sử dụng chưa hết hãy cất kỹ rồi lưu trữ trong tủ lạnh để tránh sự xâm nhập và phát triển nhanh chóng của vi khuẩn.

Tủ lạnh có bảo quản thực phẩm tốt không?

Để bảo quản thực phẩm tốt nhất bạn nên để tủ lạnh ở nhiệt độ dưới 4 độ C, nhiệt độ lạnh làm chậm quá trình phát triển của vi khuẩn.

Lưu trữ thức ăn thừa trong ngăn mát tủ lạnh khi không sử dụng. Tuy nhiên bạn cũng không nên chất đầy vì thực phẩm cần không khí để tuần hoàn, nếu quá nhiều thực phẩm cũng sẽ dễ gây hỏng, rồi lây lan sang các loại thực phẩm khác.

Một số triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường gặp ở trẻ em

Về tiêu hóa: bé có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy

Về hô hấp: Trẻ ho sặc sụa, thở nhanh, khó thở

Về thần kinh: trẻ sốt hôn mê hoặc có hiện tượng co giật. Chân tay trẻ tím, run, co giật, rối loạn nhịp tim.

Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường như trên, bố mẹ cần kiểm tra lại toàn bộ thực phẩm đã sử dụng cho bé, nếu bé có biểu hiện xấu hãy đưa bé tới cơ sở Y tế gần nhất để kịp thời kiểm tra và điều trị.

Cách xử lý nếu thấy trẻ có biểu hiện ngộ độc thực phẩm:

  • Nên gọị cấp cứu hoặc nhanh chóng vận chuyển bé đến cơ sở y tế gần nhất.

  • Kích thích để gây nôn cho trẻ, trẻ càng ói nhiều càng tốt để tống toàn bộ thức ăn, chất gây ngộ độc ra ngoài.

  • Để cho trẻ nằm nghỉ và theo dõi tình trạng mất nước của trẻ do ói mửa, tiêu chảy để đảm bảo bù nước cho đầy đủ.

  • Cho trẻ uống dung dịch Oresol theo nhu cầu để đảm bảo cân bằng nước và điện giải.

  • Ngưng xử dụng thức ăn, thuốc nghi ngờ bị ngộ độc, giữ lại thức ăn để đem đi xét nghiệm.

Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

  • Rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn trước khi sử dụng, chế biến đồ ăn

  • Sử dụng các thực phẩm tươi ngon, đối với sản phẩm đóng gói thì cần kiểm tra kỹ hạn sử dụng của sản phẩm.

  • Nấu thức ăn chín và cất trữ trong hộp kín khi không sử dụng hết.

  • Không sử dụng thức ăn đã có dấu hiệu hư hỏng

  • Khi cho trẻ ăn uống cần có sự giám sát của người lớn, cho dù trẻ đã có thể tự ăn

Nguồn tham khảo :

https://www.babycenter.com/child-water-food-safety

http://benhviennhitrunguong.org.vn/ngo-doc-o-tre-em-va-nhung-dieu-can-luu-y.html

Xem thêm: 

Xem thêm:

7 loại thực phẩm không tốt cho cơ thể trẻ

Khóa học Ăn dặm 3in1 - Ăn dặm từ trái tim giảng viên Hoàng Cường

Lớp học thực hành "Đầu bếp của con" giảng viên Hoàng Cường

Tin liên quan

Thong ke

Video