Khi sinh con ra bất cứ bà mẹ nào cũng mong muốn có một nguồn sữa dồi dào để có thể nuôi con tự nhiên nhất. Tuy nhiên, vì một số lí do nào đó mà bắt buộc mẹ phải dùng sữa công thức cho con dù không muốn.
Sữa công thức hay còn gọi là sữa bột trẻ em là các loại sữa được sản xuất dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 12 tháng tuổi trong đó thành phần mô phỏng công thức hóa học của sữa mẹ và dùng để thay thế hoàn toàn hoặc một phần cho sữa mẹ.
Đối với trẻ nhỏ từ 0-6 tháng tuổi, các nhà sản xuất sữa bột cũng sản xuất một loại sữa gần giống với thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ cung cấp các dưỡng chất cần thiết để trẻ phát triển, loại sữa này được gọi là sữa bột công thức 1, được cung cấp dưới nhiều hình thức khác nhau như:
Sữa bột: Thường được pha với nước trước khi cho trẻ uống;
Sữa dạng lỏng: Thường được pha với một lượng nước tương đương;
Sữa dùng ngay: Thường đắt hơn so với các loại sữa nói trên, có thể cho trẻ dùng ngay mà không cần phải qua các bước chế biến.
Để có thể sử dụng sữa công thức an toàn, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ chỉ cần mẹ chú ý một số đặc điểm sau:
Cục Quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) yêu cầu các nhà sản xuất sữa công thức cho trẻ sơ sinh phải phân tích rõ ràng từng lô hàng để xác định mức độ dinh dưỡng và an toàn cho trẻ.
Khi đi mua hàng dù có vội tới đâu bạn hãy luôn dành ra vài giây để kiểm tra ngày sản xuất cũng như hạn sử dụng của thực phẩm để luôn mua được thực phẩm mới nhất và đảm bảo chưa quá hạn sử dụng.
Nếu bạn mới sinh song, bé cũng chưa ăn được nhiều bạn có thể mua từng hộp nhỏ dùng hết rồi mua tiếp. Cùng với đó là thiết lập cữ ăn cho bé để cân đối lượng sữa rồi mua nhiều hộp hơn cho một lần, đảm bảo tính toán để khi bé dùng tới hộp cuối cùng vẫn chưa hết hạn sử dụng.
Nếu bạn hoặc người thân khi đi mua không để ý mua phải hộp sắp hết hạn hoặc hết hạn, hãy mang ra cửa hàng đổi lại, tất cả các cửa hàng đều cho phép người tiêu dùng đổi và nhận lấy những hộp sữa mới nhất.
Nóng, lạnh bất thường có thể suy giảm chất dinh dưỡng trong sữa công thức, tệ hơn có thể hỏng biến chất trong sữa công thức. Vì vậy việc lưu trữ sữa ở những nơi thoáng mát, khô ráo là cực kỳ quan trọng.
Chọn một tủ hoặc kệ cách xa bếp, lò để hạn chế nhiệt độ cao tiếp xúc với sữa. Đừng để sữa dưới ảnh nắng mặt trời hoặc trong tủ lạnh.
Sau khi bạn mở lon sữa, hãy cố gắng dùng càng hết sớm càng tốt, và bảo quản sữa theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Theo FamiEdu, khi bé còn nhỏ mẹ hãy mua những lon sữa có trọng lượng nhỏ, khi bé lớn dần tăng lượng và cữ sữa thì mua các lon sữa lớn hơn. Như vậy sữa mở ra sẽ dùng nhanh hết và không bị tiếp xúc quá nhiều với không khí.
Hãy cố gắng nếu đã mở lon sữa thì dùng hết trong vòng 1 tháng.
Quy tắc 1: Rửa thật sạch các dụng cụ
Trước khi bắt đầu pha sữa cho bé bạn hãy chà rửa bình, núm vú với nước rửa chuyên dụng, sau đó rửa lại bằng nước ấm để có thể diệt hết mầm bệnh. Hãy khử trùng bình ti của con thật cẩn thận để tránh những vi khuẩn xấu xâm nhập vào cơ thể non nớt của trẻ.
Hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ của con để có thể mua được loại nước rửa tiệt trùng hợp lý nhất với bé nhà mình, và cách thức làm sạch dụng cụ tốt nhất.
Trong nhựa có chất hóa học Bisphenol A (BPA) đây là chất mà sẽ bị giải phóng bới nhiệt độ. Nếu bạn mua bình ti cho con có đánh dấu số tái chế 7 hoặc “PC”, thì đừng sôi chúng hoặc cho vào máy rửa bát, lò vi sóng vì ở nhiệt độ cao nhựa này sẽ giải phóng ra Bisphenol A – không có lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ.
Khi mua bình ti cho con bạn hãy cẩn thận lựa chọn những sản phẩm hạn chế chất có hại hoặc mua sản phẩm không chứa BPA.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) nói rằng những bình ti có nhãn “BPA – free” và chai làm bằng nhựa polyethylene và polypropylene là an toàn đối với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng bất kỳ loại nhựa nào cũng có thể gây ra rò rỉ hóa chất.
Để hạn chế việc rò rỉ hóa chất từ nhựa thì mẹ không nên cho bất cứ loại chai nhựa vào nước sôi, máy rửa chén hay lò vi sóng ở nhiệt độ cao. Thay vào đó để rửa sạch bình ti cho con mẹ dùng tay rửa thật sạch rồi dùng nước ấm tráng lại.
Sau mỗi lần sử dụng xong nên sục rửa ngay bình ti để cặn sữa không bám chắc vào thành bình. Sau đó để dụng cụ khô tự nhiên trên giá đỡ hoặc sử dụng khăn giấy nếu bạn cần ngay lập tức.
Quy tắc 2: Rửa và lau khô nắp hộp sữa công thức trước khi mở nó
Việc làm này giúp loại bỏ bụi bẩn và chất lỏng có trên nắp hộp. Sử dụng dụng cụ mở hộp sạch và rửa nó thật kỹ trước khi sử dụng.
Quy tắc 3: Rửa sạch tay của bạn
Trước khi pha sữa hãy rửa sạch tay bằng xà phòng và nước ấm, sau đó dùng khăn giấy lau khô tay. Tuyệt đối không sử dụng tay bẩn để pha sữa.
Quy tắc 4: Thực hiện đúng cách pha và liều lượng trên bao bì sản phẩm
Áp dụng đúng các nguyên tắc pha trộn sữa theo hướng dẫn đã ghi trên bao bì sản phẩm. Vì mỗi loại sữa, mỗi nhà sản xuất lại có những nguyên tắc, sự pha trộn sữa khác nhau.
Sữa pha ít nước có thể gây hại thận cho bé, sữa pha loãng làm cho các chất dinh dưỡng và calo trong sữa bị loãng, khiến cho cơ thể trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nếu việc này diễn ra thường xuyên sẽ khiến cơ thể trẻ bị còi cọc và chậm lớn.
Để chính xác về lượng nước, bạn nên căn chuẩn theo các vạch chia trên bình ti, hoặc căn ở ngoài rồi đổ vào bình ti cho bé.
Quy tắc 5: Sử dụng nguồn nước sạch, đảm bảo vệ sinh
Hãy sử dụng nguồn nước sạch để pha sữa cho bé yêu. APP cho biết sử dụng nước sạch là đảm bảo sức khỏe cũng như hạn chế các mầm bệnh trong nước gây ra.
Nếu gia đình bạn sử dụng nước giếng khoan, hãy kiểm tra chất lượng nước trước khi pha sữa cho bé.
Để khử trùng nước, Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ khuyến cáo nên đun nước sôi lăn tăn trong một phút sau đó để nguội trong khoảng 30 phút rồi dùng nước đó pha với sữa công thức.
Hãy tham khảo ý kiến từ các bác sĩ về chất lượng nước trong khu vực để đảm bảo nước có đủ sạch để pha sữa công thức cho bé.
Lưu ý rằng nước đóng chai không nhất thiết là nước đã vô trùng, chúng giống nước lọc tại nhà. Bạn có thể mua nước đóng chai tiệt trùng nhưng phải kiểm tra nhãn mác để đảm bảo là nước đã được tiệt trùng.
Dựa vào lượng sữa mà bé cần, bạn chỉ pha lượng sữa vừa đủ cho bé chứ không nên pha nhiều rồi cất đi. Sữa sau khi pha xong nếu bé không uống nên bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh.
Nếu sữa của bé đang uống giở trong vòng 1h đồng hồ thì nên bỏ sữa đó đi, vì khi bé ngâm miệng vào bình ti, thời gian quá dài tiếp xúc với không khí rất dễ có vi khuẩn xâm nhập vào sữa, nếu bé tiếp tục uống rất dễ bị lây bệnh từ đó.
Nhiệt độ phòng là điều kiện tốt để vi khuẩn phát triển, vì vậy khi sữa còn ấm hãy cho bé uống. Tuy nhiên, bạn cũng đừng hâm quá nóng sữa hoặc sữa để ở nhiệt độ phòng quá lâu bé chưa uống thì hãy đem bỏ đi.
Nếu bạn và bé phải ra ngoài thì hãy đem theo sữa để pha cho bé hoặc pha sữa rồi lưu trữ sữa trong hộp cách nhiệt.
Các triệu chứng phổ biến nhất của một căn bệnh do thực phẩm là nôn mửa và tiêu chảy. Nếu các bé có triệu chứng này hãy cho bé tới bệnh viện ngay lập tức để kịp thời điều trị cho bé.
Nguồn tham khảo : Babycentrer.com
Đọc thêm: Những nguyên nhân gây mất sữa mẹ và cách khắc phục
28/10/2019