Đặc điểm phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, mẹ đã biết

Đặc điểm phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

28/02/2018 09:02
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm vô cùng khoa học và hiệu quả dành cho các bé có độ tuổi từ 5 – 18 tháng tuổi.
Cách chế biến đồ ăn trong ăn dặm kiểu Nhật
Đồ ăn cho bé được chế biến theo ăn dặm kiểu Nhật

Để giúp bố mẹ có cái nhìn tổng quan hơn về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cũng như các giai đoạn trong ăn dặm kiểu Nhật, Ăn dặm 3in1 đã tổng hợp thành nội dung được chia sẻ dưới đây.

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thường được chia thành 4 giai đoạn chính cụ thể:

  • Giai đoạn 1: 5 – 6 tháng tuổi

  • Giai đoạn 2: 7 – 8 tháng tuổi

  • Giai đoạn 3: 9 – 11 tháng tuổi

  • Giai đoạn 4: 12 – 18 tháng tuổi

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Phương pháp Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm có nguồn gốc từ Nhật Bản, đặc trưng của phương pháp là tôn trọng hương vị của từng loại thực phẩm khác nhau. Toàn bộ đồ ăn của bé được chế biến riêng và đựng riêng từng loại chứ không trộn lẫn thành một bát cháo hay bát súp như phương pháp ăn dặm truyền thống (cháo dinh dưỡng).

Khi tập ăn bé sẽ được mẹ cho thử lần lượt từng loại đồ ăn khác nhau, vì thực phẩm được để riêng nên bé sẽ có cơ hội được cảm nhận, nếm các vị tự nhiên của đồ ăn. Việc không sử dụng gia vị trong đồ ăn của trẻ giúp giúp hệ tiêu hóa non nớt giảm tải quá trình làm việc và hạn chế tổn thương gan và thận.

Lợi ích của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Ở Việt Nam, rất nhiều gia đình áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé, không chỉ bởi nguồn gốc của phương pháp ăn dặm mà còn bởi vì rất nhiều lợi ích cũng như ưu điểm mà phương pháp ăn dặm này mang tới. Bạn có thể xem thêm lợi ích của ăn dặm kiểu Nhật tại ĐÂY.

Mẹ cần chuẩn bị gì trong 4 giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật của bé

Mỗi giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật của bé lại có những loại thực phẩm và cách chế biến khác nhau. Để đảm bảo dinh dưỡng, mẹ cần lưu ý một số vấn đề theo từng giai đoạn ăn dặm.

Giai đoạn 1: bé từ 5 tới 6 tháng tuổi

Giai đoạn này hay còn được gọi là “giai đoạn nuốt chửng”, bé sẽ được mẹ tập cho làm quen với thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Mẽ hãy quan sát tình trạng của con và bắt đầu từ từ cho bé tập ăn dặm từng thìa một, từng thìa nhỏ trong 1 ngày. Thông thường khi mới bắt đầu tập ăn bé sẽ chỉ ăn khoảng 5ml bột/rau củ nghiền loãng.

Toàn bộ các món ăn trong giai đoạn này của bé sẽ được mẹ chế biến thật mềm, mịn và loãng chỉ đặc hơn sữa mẹ một chút (độ sệt tương tự như sữa chua). Lúc này bé mới đang tập cách ăn, chưa có khả năng nghiền nát thức ăn trong miệng nên chế biến loãng bé mới có thể nuốt. Đặc biệt trong giai đoạn này, bạn hãy cho bé tập ăn khi bé thực sự đói và thèm ăn. Ăn theo khả năng chứ không ép ăn theo suy nghĩ của người lớn.

Mặc dù ở giai đoạn 5-6 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé, nhưng khi xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5-6 tháng tuổi, mẹ vẫn nên cố gắng thực đơn đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất, đa dạng các loại thực phẩm:

  • Nhóm tinh bột: có nhiều trong gạo, bánh mì, khoai lang, chuối, khoai tây,…. Gạo và bánh mì nấu thành cháo loãng (1:10); chuối, khoai lang, khoai tây sẽ được hấp chín và nghiền nhuyễn mịn.

  • Nhóm chất đạm: mới đầu tập ăn dặm mẹ có thể bổ sung đạm cho bé bằng các loại thực phẩm đơn giản, ít bị dị ứng như: thịt cá trắng, lòng đỏ trứng gà, sữa chua,….

  • Nhóm vitamin và khoáng chất: bổ sung cho bé bằng các loại rau củ dễ ăn như: cà rốt, bí đỏ, bông cải xanh, cải bó xôi,…

Một số lưu ý khi mẹ cho bé tập ăn dặm giai đoạn 5-6 tháng tuổi:

  • Quan sát và chỉ thực sự cho bé ăn dặm khi bé đã sẵn sàng. Hãy chọn thời điểm khi cả mẹ và bé đều khỏe mạnh, bé có thể ăn dặm muộn hơn các bạn 1 -2 tuần vẫn không ảnh hưởng tới quá trình phát triển sau này.

  • Lên lịch sinh hoạt phù hợp với bé, giúp bé có một nhịp sinh lý ổn định

  • Sử dụng các loại thức ăn dễ tiêu hóa, nghiền thật mịn thức ăn trước khi cho bé.

  • Sử dụng ghế ăn dặm, nếu bé chưa ngồi vững hãy kê thêm gối hoặc khăn mềm quanh ghế cho bé.

Tìm hiểu thêm: Khóa học ăn dặm kiểu Nhật cùng giảng viên Hoàng Cường

Giai đoạn 2: từ 7 đến 8 tháng tuổi

Đây được gọi là “Giai đoạn nhai trệu trạo”, sau thời điểm trước tập ăn dặm giai đoạn này trẻ bắt đầu có thể nghiền nát thức ăn bằng lưỡi, lưỡi và vòm hàm sẽ kết hợp với nhau để nghiền thức ăn sau khi lưỡi đưa thức ăn vào miệng rồi vào cổ họng.

Thông thường một ngày mẹ có thể cho bé tập ăn dặm 2 lần, mẹ hãy cố gắng chế biến nhiều loại thức ăn khác nhau để bé có thể thử và mẹ cũng biết được các hương vị mà con thích cũng như những loại thực phẩm mà con có thể bị dị ứng.

Ở giai đoạn này, thức ăn cho bé sẽ chế biến đặc hơn giai đoạn trước. Tuy nhiên, nếu mẹ quan sát thấy bé vẫn nuốt chửng thì mẹ nên điều chỉnh dần bột/cháo loãng sang đặc dần.

Các nhóm thực phẩm dinh dưỡng mẹ cần chuẩn bị cho các bữa ăn dặm của bé

  • Nhóm tinh bột: Cháo, bánh mì, yến mạch

  • Nhóm chất đạm: giai đoạn này bé có thể ăn nhiều loại đạm động vật khác nhau như: lợn, gà, thịt cá và đạm thực vật như: đậu hũ, các loại đậu,…

  • Nhóm vitamin và khoáng chất: Có nhiều trong các loại rau củ, quả như: ớt chuông, rong biển, súp lơ, rau bina,…

Một số lưu ý khi cho bé tập ăn dặm giai đoạn 7-8 tháng tuổi:

  • Bé có khả năng nghiền thức ăn bằng lưỡi và vòm miệng nên có thể chế biến thức ăn đặc hơn theo tỷ lệ 1:7

  • Bé có thể ăn rất nhiều các loại thực phẩm khác nhau

  • Tăng số bữa ăn dặm của bé lên 2 bữa/ngày. Bữa ăn dặm có thể là bữa sáng, bữa trưa hoặc tối tùy theo thời gian sinh hoạt của gia đình.

Giai đoạn 3: từ 9 tới 11 tháng tuổi

Giai đoạn nhai tóp tép”, tới thời điểm này con đã bắt đầu ăn được những đồ ăn cứng, bé đã có răng có thể căn và dùng lợi để nghiền nát thức ăn. Bố mẹ hãy tạo thói quen về bữa ăn cho trẻ 1 ngày 3 lần ăn dặm theo các khung giờ cố định hoặc không chênh nhau nhiều để khoảng cách giữa các bữa đảm bảo.

Giai đoạn này, lưỡi của bé đã hoạt động khá thành thạo, bé có khả năng nhấm nhá các loại thức ăn khác nhau. Để hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa của bé, mẹ vẫn nên chế biến các món ăn mềm, dễ tiêu hóa. Hãy cùng bé tập các kĩ năng ở giai đoạn này như tập dùng thìa, dùng dĩa, tập dùng ống hút.

Cũng tương tự như 2 giai đoạn trước, giai đoạn 9 -11 tháng tuổi trong ăn dặm kiểu Nhật, bố mẹ cần chuẩn bị các món ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cho bé, cùng với đó là chế biến thức ăn đặc hơn, hoặc thái lớn hơn so với giai đoạn trước.

Một số đặc điểm của trẻ nhỏ trong giai đoạn 9 -11 tháng tuổi:

  • Bé có nhiều biểu hiện khi ăn dặm như : quay mặt đi, xua tay, nhè thức ăn

  • Bé có thể sử dụng ống hút một cách thành thạo

  • Bé nhún nhảy đòi ra khỏi ghế ăn dặm

Để hỗ trợ và giúp bé duy trì thói quen ăn uống tốt, khi cho bé ăn dặm bố mẹ cần tránh dụ dỗ con bằng điện thoại, đồ chơi hay thú nhồi bông. Hãy tạo cho con thói quen ăn tích cực, tự ăn, vui vẻ mà không cần bất cứ dụng cụ, hay bất cứ trò tiêu khiển nào. Như vậy khi trẻ lớn dần con có thể ngồi ăn vui vẻ cùng cả gia đình mà không cần ai phải lo lắng điều gì nữa.

Giai đoạn 9-11 tháng trong ăn dặm kiểu Nhật
Thời điểm bé bắt đầu học các kĩ năng dùng thìa, dùng nĩa

Giai đoạn 4: từ 12 tới 18 tháng tuổi

 “Giai đoạn nhai thành thạo”, trẻ ăn được những đồ ăn mà cứng mà có thể cắn khá nhanh, gọn. Chúng ta cho trẻ nhịp điệu sinh hoạt xung quanh bữa ăn của trẻ. Trẻ cũng sẽ bắt đầu ăn bằng tay nên giai đoạn này cần tạo cho trẻ hứng thú tự mình ăn.

Ở trong giai đoạn này, lượng thức ăn của bé ăn được nhiều hơn thì lượng sữa cũng vì vậy mà giảm dần khoảng 400 -500ml/ngày. Để đảm bảo dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ nhỏ, bố mẹ nên chế biến các món ăn, các bữa ăn sao cho cung cấp đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết.

Một số lưu ý khi cho bé ăn dặm trong giai đoạn 11-18 tháng tuổi:

  • Hạn chế việc ép ăn, bù sữa nếu bé ăn dặm ít

  • Các món cháo cần nấu đặc hơn theo tỷ lệ 1:5 hoặc 1:6 rồi tăng dần lên cho bé ăn cơm nát.

  • Các loại rau củ chế biến cứng hơn để giúp bé tập nhai, cắn thức ăn

  • Bữa ăn dặm của bé nên trùng với thời gian của gia đình để giúp bé tập và rèn thói quen ăn uống cùng gia đình, từ đó tạo hứng thú cho bé với mỗi bữa ăn.

  • Đồ ăn được chế biến bắt mắt, trẻ thường bị thu hút bới các món ăn có màu sắc đa dạng bắt mắt.

Lượng thức ăn tham khảo cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Mỗi ngày hãy cho bé ăn 3 bữa chính cùng thời gian với những bữa ăn của người lớn, mẹ có thể tập dần cho con ăn cơm nát. Ngoài ra mẹ tập cho con kỹ năng tự ăn bằng muỗng hoặc thìa. Tham khảo hình ảnh dưới đây để có thể lựa chọn và đưa các bữa ăn cho bé với lượng vừa đủ hạn chế trình trạng ép ăn với lượng quá lớn.

Thao khảo lượng thức ăn theo từng tháng tuổi
Thao khảo lượng thức ăn theo từng tháng tuối

Mẹ mong muốn tìm hiểu nhiều thông tin hơn về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, cùng với đó là trọn bộ thực đơn chi tiết từ 5,5 -18 tháng tuổi, hãy tham gia khóa học Ăn dặm kiểu Nhật từ FamiEdu  khóa học bao gồm:

  • Kiến thức tổng quan về ăn dặm kiểu Nhật

  • Hướng dẫn chế biến chi tiết các món cho trẻ 5-6 tháng, 7-8 tháng tuổi, 9-11 tháng và 12-18 tháng. 

  • Toàn bộ các vấn đề cách giải quyết các trường hợp gặp phải khi trẻ ăn dặm

  • Trọn bộ thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 5,5 tới 18 tháng

Toàn bộ những kiến thức hay về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật sẽ được Hoàng Cường chia sẻ hết tới các mẹ. Thông tin chi tiết đăng ký khóa học tại ĐÂY.

Tin liên quan

Thong ke

Video